Tại sao trong lễ cưới hỏi phải có trầu cau?
Từ bao đời nay, dù cho sống ở miền bắc – trung – nam hay bất kỳ đâu thì lễ cưới hỏi của người Việt Nam không thể thiếu lễ vật trầu cau. Vậy tại sao trầu cau lại có ý nghĩa quan trọng với lễ cưới hỏi như vậy.
Mục Lục Bài Viết
Ý nghĩa Tráp trầu cau trong cưới hỏi
Khi nhà trai sang nhà gái nên chuẩn bị một tráp trầu cau. Trong tráp phải có một buồng trầu cau được chọn lọc kỹ lưỡng trông đẹp mắt, kết hợp với lá trầu, chữ Song Hỷ và một số đồ trang trí, tạo nên một khay trầu cau.
Trong các nghi lễ cưới hỏi truyền thống của Việt Nam, lễ đính hôn được coi là một nghi lễ quan trọng. Điều này đánh dấu mối quan hệ chính thức của cặp đôi.
Theo phong tục cưới hỏi truyền thống, trong lễ ăn hỏi này, nhà trai sẽ sang nhà gái để thưa chuyện và hỏi cưới cô gái cho chàng trai. Vì vậy, những lễ vật nói chung, đặc biệt là tráp trầu cau cần được nhà trai chuẩn bị để thể hiện sự ân cần, kính trọng của nhà trai đối với nhà gái và nhà gái.
Ngày nay, các quy tắc trong lễ ăn hỏi thường được lược bỏ để đám cưới diễn ra thuận lợi hơn. Không có quy định cụ thể nào về việc chuẩn bị lễ vật và số lượng lễ vật trong đám cưới, các gia đình có thể tùy cơ ứng biến theo đặc điểm, phong tục tập quán của nhiều nơi. Theo phong tục cưới hỏi ở nước ta từ xa xưa, tráp trầu cau luôn được coi là lễ vật quan trọng và bắt buộc trong lễ đính hôn.
Tại sao trong lễ cưới hỏi phải có trầu cau?
Ông cha ta cho rằng, cây cau có thân tròn luôn thẳng đứng như biểu trưng cho người quân tử, còn lá trầu hơi bầu bình xòe ngang che chở trên mặt đất như hình tượng người con gái Việt Nam. Bên cạnh đó hình ảnh dây trầu quấn quít leo trên thân cau như nói lên tình yêu bền vững của đôi trai gái nguyện trọn đời gắn kết mà khởi đầu là lễ cưới hỏi.
Trong dân gian xưa vẫn hay lưu truyền câu nói khi về ý nghĩa trầu cau trong lễ cưới hỏi: “Miếng trầu ăn kết làm đôi/Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng/ Trầu xanh, cau trắng, chay hồng/Vôi pha với nước, thuốc hồng với duyên. Sự kết hợp của trầu cau với vôi tạo nên màu thắm đỏ như màu máu màu son tượng trưng cho nghĩa tình của sự thủy chung, lời thề hẹn trong lễ cưới hỏi của cô dâu chú rể.
Cho đến hôm nay thì ý nghĩa của hình tượng trầu cau vẫn không bị mai một trong phong tục lễ cưới hỏi của người Việt. Dù trong lễ cưới hỏi hiện tại cần rất nhiều những sự chuẩn bị từ tìm kiếm ekip chụp ảnh, trang phục, nhà hàng, … nhưng chưa ai quên đi mâm trầu cau đi đầu trong lễ cưới hỏi.
Cuộc sống càng hiện đại thì mâm trầu cau trong lễ cưới hỏi càng được đầu tư và chỉnh chu hơn với nhiều sự sắp xếp và trang trí tinh tế và bắt mắt hơn. Song song với đó mâm trầu cau trong lễ cưới hỏi ngày nay chỉ còn mang tính ước lệ và biểu trưng cho một nét phong tục tập quán đẹp của người Việt truyền lại bao đời nay, chứ nó không còn được sử dụng để ăn nhiều như những năm trước.
Cũng chính vì vậy mà nhiều phong tục về mâm trầu cau trong lễ cưới hỏi đã dần bị lãng quên như tục chia trầu cau cho hàng xóm hay chia cho hai họ. Hay tục têm trầu cánh phượng ở miền Bắc và têm trầu bánh ú ở trong Nam cũng chỉ còn một số gia đình còn lưu giữ và ghi nhớ. Hiện nay lễ cưới hỏi thường được “công nghệ” hơn với các hình thức quay phim chụp hình đa dạng nên trầu cau chỉ còn được xếp thành quầy cho đẹp và đôi khi têm vài cặp để trang trí cho đẹp mâm lễ, và hầu như việc trang trí này đều nhờ đến cách dịch vụ cưới để thực hiện chứ các gia đình hiện đại ngày nay hầu như không biết cách têm trầu trong lễ cưới hỏi.