Kiến Thức Cưới Hỏi

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Của Từng Mâm Quả Trong Ngày Cưới

Cưới hỏi là một công việc quan trọng của cả một đời người do vậy việc chuẩn bị cho đám cưới phải hết sức kỹ lưỡng và đầy đủ. Theo phong tục cưới hỏi của người Việt thì cưới hỏi bao gồm những bước cơ bản sau: dạm ngõ, ăn hỏi, và lễ cưới.  Theo phong tục thì mâm quả ngày cưới không thể thiếu, tùy vào từng vùng miền nói chung và hoàn cảnh từng gia đình nói riêng mà chuẩn bị mâm quả cưới cho thích hợp

Lễ nạp tài là một nghi lễ cưới hỏi của dân tộc Việt, nhà trai đưa các sính lễ đến nhà gái và để ở bàn thờ gia tiên, do vậy mâm quả cưới mang ý nghĩa hết sức sâu sắc. Thể hiện tính thiêng liêng và bền chặt giữa gia đình hai bên, sự bền chặt hạnh phúc của cô dâu và chú rể. Mâm quả nó còn thể hiện việc coi trọng hôn nhân, trách nhiệm của gia đình hai bên và là món quà tinh thần khích lệ động viên đôi bạn trẻ.

Thông thường mâm quả cưới bao gồm các thành phần sau:

Mâm quả trầu cau:

Theo phong tục của người Việt thì ” miếng trầu là đầu câu chuyện” và sự tích “trầu cau” đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt do vậy khi có công việc đám cưới hay lễ tết gì thường phải có trầu cau. Trầu cau trở thành biểu tượng của hôn nhân – gia đình và tình yêu bền chặt. Màu xanh của lá trầu hòa quyện cùng với múi cau và một chút vôi trắng tạo thành màu đỏ tươi. Là một minh chứng cho sự hoàn hảo và một tình yêu bền chặt.

Mâm quả trái cây:

Mâm trái cây cũng là thành phần không thể thiếu trong mâm quả cưới. Trái cây nhiều màu sắc, kết hợp với nhau để dâng lên bàn thờ cúng bái tổ tiên. Ông bà ta thường nói “hoa thơm, quả ngọt”, mâm trái cây trong quả cưới là quà tặng từ thiên nhiên, ngụ ý mong cho tình yêu, cuộc sống của đôi uyên ương mới sẽ ngọt ngào, tươi mới suốt cả cuộc đời.

Mâm quả bánh ngọt:

Trong Lễ Cưới của người Việt ngày nay, có rất nhiều loại bánh được sử dụng trong mâm quả tùy thuộc vào từng vùng miền như bánh pía, bánh đậu xanh, bánh bông lan… nhưng có 03 loại bánh rất phổ biến trong mâm quả đó là: bánh phu thê (xu xê), bánh cốm, bánh kem…và mỗi loại mang một ý nghĩa khác nhau.

Dù là loại bánh nào thì nó gắn liền với một giai thoại về tình cảm vợ chồng khác nhau.

Mâm quả trà rượu:

Trà và rượu là hai lễ vật không thể thiếu trong cưới hỏi của người Việt. Trà và rượu sẽ được dâng lên bàn thờ tổ tiên, mang ý nghĩa tâm linh như lời con cháu mời các vị cao niên, ông bà tổ tiên về chứng giám cho đôi trẻ và cũng là để xin phép tổ tiên cho đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc.

Mâm quả gà và xôi:

Xôi gấc có màu đỏ cam (màu son) với ý nghĩa mang lại sự may mắn và ca ngợi sự son sắt, thuỷ chung của tình chồng nghĩa vợ. Mâm xôi gấc vun đầy được đóng thành năm khuôn trái tim có in hình chữ Hỷ hoặc một khuôn tròn như cái chén  bên cạnh con gà béo ngậy cũng là lễ vật thường xuyên xuất hiện trong các mâm quả cưới với ý nghĩa “gà đẻ trứng vàng” mang đến sự sung túc và hạnh phúc.

Mâm quả quần áo:

Mâm quả quần áo cho cô dâu là bộ đồ cưới được gia đình chồng chuẩn bị sẵn cho cô dâu. Thường thì là bộ áo dài, cô dâu sẽ lấy mặc vào rồi mới ra chào hai họ. Quả cưới này mang ý nghĩa khi về nhà chồng, cô dâu sẽ được chăm lo kĩ lưỡng và có cuộc sống no đủ, hạnh phúc trọn đời bên người chồng như ý.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *