Các nghi lễ trong đám cưới miền Bắc gồm những gì?
Việt Nam luôn nổi tiếng với sự đa dạng trong nền văn hóa bởi có nhiều vùng miền và dân tộc khác nhau. Trong việc cưới hỏi cũng vậy, đều có những nét rất riêng giữa đám cưới miền Bắc và miền Nam.
Dù cho thời gian có thay đổi, xã hội có tiến bộ, thì phong tục trong đám cưới miền Bắc vẫn giữ nguyên cho mình 3 lễ cơ bản: Dạm ngõ, ăn hỏi và đón dâu hay còn gọi là lễ cưới.
Mục Lục Bài Viết
Lễ dạm ngõ
Đầu tiên, nói về lễ dạm ngõ hay chạm ngõ trong đám cưới miền Bắc. Đây là nghi thức đầu tiên trong hàng loạt các nghi thức sau đó, bởi vậy đây được xem là nghi thức quan trọng nhất trong lễ cưới. Trong dạm ngõ thì nhà trai đơn giản chỉ cần chuẩn bị chục trầu cau, chè, thuốc và bánh ngọt với số lượng sao cho là số chẵn.
Về phần dự lễ cũng chỉ là những người thân thuộc của 2 bên gia đình: Cô dâu, chú rể, cha mẹ và anh chị ruột hai bên. Và theo đúng phong tục đám cưới miền Bắc thì nhà gái cũng cần chuẩn bị trà, thuốc, bánh kẹo,… để mời khách và sau khi trao lễ nhà gái sẽ mang lên bàn thờ thắp hương. Cuối cùng là cuộc nói chuyện thân mật để chuẩn bị cho các nghi thức theo nền văn hóa truyền thống của một đám cưới miền Bắc.
Lễ ăn hỏi
Sau nghi thức dạm ngõ thì lễ ăn hỏi được xem là sự thông báo chính thức về hôn nhân của đôi bạn. Trong lễ này, các thủ tục như ăn hỏi, xin cưới và nạp tài sẽ cùng được thực hiện. Nhà trai sẽ mang qua cho nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi, trong đó chục trầu đầu tiên là cho ăn hỏi, chục kế tiếp là xin cưới và cuối cùng là nạp tài. Sau khi nhà gái đã nhận chục trầu thứ 3 thì sẽ đến nhận tráp của nhà trai, số tráp thường là 5, 7, 9 hoặc 11 và là số lẻ. Đồ lễ trong đám cưới miền Bắc không thể thiếu là bánh cốm, bánh su sê, trầu cau, thuốc lá, chè, … có thêm xôi, lợn quay.
Lễ cưới
Lễ cưới chính là nghi thức cuối cùng trong đám cưới miền Bắc. Lễ cưới có thể được tổ chức chung một ngày của cả hai nhà hoặc là hai ngày cạnh nhau. Nhiều đám cưới miền Bắc nếu gia đình cẩn thận thì sẽ tùy theo tuổi cô dâu tổ chức đón dâu 2 lần. Ngoài ra, sau lễ cưới để hoàn thiện đầy đủ nét văn hóa thì cô dâu chú rể phải thực hiện lễ lại mặt. Thời gian thực hiện thường là ngay sau ngày cưới.
Lễ Lại Mặt
Người miền Bắc thường tổ chức thêm một lễ sau khi kết hôn, đó là lễ ăn hỏi sau khi kết hôn. Buổi lễ đoàn tụ được diễn ra với các thành viên trong gia đình trong không khí đầm ấm. Lễ ăn hỏi thể hiện lòng hiếu thảo của cô dâu, chú rể và nhà gái, dù đã kết hôn cũng không quên báo hiếu với cha mẹ đẻ của mình. Đồng thời, đây cũng là dịp để nhà trai bày tỏ sự kính trọng, quan tâm đến nhà gái.
Thông thường nghi lễ này sẽ diễn ra sau lễ cưới từ 1 đến 2 ngày hoặc sau khi cô dâu chú rể đi hưởng tuần trăng mật trở về.
Lễ lại mặt vẫn là một lễ quan trọng trong đám cưới miền Bắc như lời nhắc nhở đối với đôi vợ chồng trẻ không chỉ biết hiếu đạo với nhà chồng mà còn phải trọn đạo làm con với gia đình vợ. Bên cạnh đó còn là thể hiện sự gắn bó, thân mật giữa hai gia đình – một nét đẹp trong đám cưới miền Bắc.