Kiến Thức Cưới Hỏi

Phân biệt giữa lễ ăn hỏi và lễ đính hôn khác nhau như thế nào?

Cả hai lễ ăn hỏi và lễ đính hôn đều là một nghi thức trong phong tục cưới hỏi ở Việt Nam, và đều có cùng một ý nghĩa là đánh dấu đôi trẻ được đính ước, sẽ trở thành vợ chồng trong tương lai. Chỉ duy nhất khác tên gọi theo vùng miền, miền Bắc gọi là lễ ăn hỏi, còn miền Nam gọi là lễ đính hôn. 

Bên cạnh đó, cách thức tổ chức cũng khác nhau theo từng nơi, chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu để có những hiểu biết, làm đúng theo phong tục và tập quán, giữ gìn và phát huy truyền thống của lễ nghi dân tộc.

Mục Lục Bài Viết

Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi ở miền Bắc thường được tổ chức đậm chất truyền thống, không bị ảnh hưởng theo phong cách của phương Tây, vì đây được coi là nghi thức quan trọng, có ảnh hưởng đến danh tiếng và uy tín của cả hai họ, nên được tổ chức rất trang nghiêm.

  • Thời điểm: lễ ăn hỏi được tổ chức trước khi lễ cưới chính thức diễn ra khoảng một tháng hoặc nhanh nhất là nửa tháng.
  • Địa điểm: được tổ chức tại họ nhà gái, đây cũng là lễ mà gia đình cô dâu rất tự hào để thông báo cho bà con, họ hàng, xóm giềng biết rằng con gái họ đã có được gia đình đàng hoàng ngỏ ý để rước về làm dâu.
  • Lễ vật: Mâm tráp truyền thống cơ bản phải có: bánh cốm, bánh đậu xanh, cơi trầu, trà nước. Có những gia đình khá giả thì còn chuẩn bị thêm lợn quay, gà luộc…để làm phong phú hơn cho lễ vật
  • Trang trí và trang phục: vì chuộng phong cách truyền thống nên phần lớn nhiều gia đình nhà gái chủ yếu không cầu kỳ, chủ yếu trang hoàng bàn thờ tổ tiên, và phòng khách hay tiền đường để đón họ nhà trai. Trang phục cũng đậm nét dân tộc, cô dâu phải mặc áo dài và chú rể mặc vest nghiêm trang.

Lễ đính hôn

Lễ đính hôn ở miền Nam không đặt nặng nét truyền thống trong khâu tổ chức, nên có xu hướng giản lược các nghi thức, thêm vào các hoạt động vui chơi hay tiệc tùng sau nghi lễ chính.

  • Thời điểm: thời gian tổ chức lễ đính hôn ở miền Nam khá linh hoạt, có thể trước lễ cưới chính thức từ 6 tháng đến 1 năm, nhưng cũng có nhiều gia đình gộp cả lễ đính hôn vào cả lễ thành hôn để nhằm tiết kiệm chi phí, theo sự thỏa thuận của cả hai họ.
  • Địa điểm: vẫn được tổ chức ở nhà gái như nét truyền thống ở Việt Nam.
  • Lễ vật: ngoài lễ vật truyền thống cơ bản là mâm trầu cau, trà rượu. Nhà trai có thể thêm một vài những món lễ vật khác để làm phong phú.
  • Trang trí và trang phục: người miền Nam rất chuộng phong cách cầu kỳ trong trang trí lễ đính hôn, có gia đình khá giả sẽ trang trí khá long trọng như lễ cưới chính thức. Trang phục của cô dâu và chú rể cũng được đa dạng, nghi thức chính của buổi lễ, cô dâu sẽ mặc áo dài, chú rể sẽ mặc vest, sau đó, cô dâu có thể sẽ thay đổi trang phục để thoải mái trong các hoạt động khác trong buổi lễ.

Đó là sự khác biệt giữa lễ ăn hỏi và lễ đính hôn ở hai miền Bắc và Nam, mặc dù ở vùng miền nào, thì việc giữ gìn, phát huy các nghi thức truyền thống cũng rất quan trọng, vì đó là cách thể hiện lòng tôn kính đến tổ tiên, phép tắc trong xã hội và còn có thể ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *